Contents
- 1 Tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh và có những chuyển biến tích cực đóng góp vào nguồn ngân sách kinh tế của quốc gia. Khi xuất nhập khẩu, chủ hàng cần thực hiện theo quy định và cung cấp hồ sơ hải quan đầy đủ. Vậy bộ tờ khai hải quan gồm những gì?
- 2 Tờ khai hải quan là gì?
- 3 Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu?
- 4 Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh và có những chuyển biến tích cực đóng góp vào nguồn ngân sách kinh tế của quốc gia. Khi xuất nhập khẩu, chủ hàng cần thực hiện theo quy định và cung cấp hồ sơ hải quan đầy đủ. Vậy bộ tờ khai hải quan gồm những gì?
Tờ khai hải quan là gì?
Đây là văn bản bắt buộc mà chủ hàng phải kê khai về lô hàng của mình khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu ra vào lãnh thổ nước Việt Nam. Là một trong những công việc bắt buộc khi làm thủ tục hải quan. Nội dung trong tờ khai hải quan được quy định theo thông tư 15/2012/TT-BTC.
Đối với doanh nghiệp, thông qua tờ khai hải quan mà được nhập hàng hóa và Việt Nam hoặc được xuất hàng hóa ra nước ngoài.
Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu?
Khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa, chủ hàng cần chuẩn bị các chứng tờ khai hải quan bao gồm:
– Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng cần giấy phép khi nhập khẩu)
– Invoice
– Bill of lading
– C/O(nếu có)
– Phyto(nếu có)
– C/A, C/Q(nếu có)
Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do được đưa ra bởi cơ quan có thẩm quyền của một đất nước nhằm quy định mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ nước mình.
Invoice là hóa đơn mua bán hàng, do người bán đưa ra theo form của mình, không phải tuân thủ theo quy định của Chi cục Thuế hay cơ quan nhà nước nào cả. Trên hóa đơn phải ghi rõ nội dung về số hóa đơn, ngày, người mua, người bán, mô tả khái quát hàng hóa, số lượng hàng hóa, đơn giá và tổng tiền. Đây là chứng từ rất quan trọng trong việc tiến hành thanh toán, đóng thuế.
Hiện nay có 2 loại hóa đơn thường sử dụng: Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) và hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
Hóa đơn chiếu lệ(Proforma invoice): Sau khi gửi đơn đặt hàng tới người bán, người bán sẽ dựa vào đó và gửi hóa đơn cho người mua hàng để mua và thanh toán cho mình một phần(Có thể thanh toán trước hoặc đặt cọc tiền hàng tùy theo điều kiện thanh toán mà hai bên đã thỏa thuận ban đầu). Hóa đơn chiếu lệ-PI- sẽ được hai bên cùng ký.
Các nội dung trong PI:
- Seller: Tên, tel,fax, địa chỉ của người bán.
- Buyer: Tên, tel, fax, địa chỉ của người mua.
- Số và ngày hóa đơn.
- Payment: Điều kiện thanh toán hoặc đặt cọc.
- Port of
- Loading: Cảng bốc hàng(Vd: Ho Chi Minh port, Viet Nam,….)
- Port of Destination: Cảng đến(Vd: Oslo port, Norway,…)
- ETA: Estimated Time Arrival(Ngày dự kiến hàng sẽ đến)
- Các thông tin cần thiết về hàng hóa: Mô tả sản phẩm, số lượng hàng, đơn giá, tổng tiền.
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Hóa đơn thương mại(Commercial invoice/CI) mang giá trị pháp lý và thanh toán đồng thời cũng là cơ sở để nộp thuế, khai hải quan điện tử. Sau khi load hàng vào các container và chuyển lên tàu, bên mua sẽ nhận được hóa đơn thương mại từ bên bán cùng các chứng từ khác(như vận đơn, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ,…) để bên mua tiến hành việc thanh toán.Trên CI chỉ cần dấu xác nhận và chữ ký của người bán.
Bill of lading (Vận đơn đường biển): Là một chứng từ trong vận chuyển hàng hóa do người chuyên chở, thuyền trưởng ký và phát cho các chủ hàng khi tàu rời bến.
- Shipper: Tên người gửi, địa chỉ, điện thoại, fax, email,..
- Consignee: Tên người nhận, địa chỉ, điện thoại, fax, email,..
- Notify Party: Tên người được nhận thông báo hàng đến, số điện thoại, địa chỉ, fax, email,..
- Vessel/Voy.No: Tên tàu chở hàng hóa, số chuyến.
- Port of Loading: Cảng load hàng hóa.
- Port of discharge: Cảng dỡ hàng hóa.
- Container no/Seal no: Số container, số seal.
- Description of goods: Mô tả hàng hóa, khối lượng, gross weight, net weight,..
- Freight prepaid: Cước trả hàng tại cảng load hàng.
C/O
C/O(Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa , là chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. C/O chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa được sản xuất ở vùng lãnh thổ hoặc quốc gia nào.
Phyto
Phyto là Giấy kiểm dịch thực vật.Kiểm dịch thực vật chính là biện pháp ngăn chặn các loại sâu bệnh hoặc cỏ dại nguy hiểm có trên các mặt hàng loại thực vật không được lây lan từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu khi vận chuyển.
Mục đích của việc kiểm dịch thực vật chính là đảm bảo chất lượng của hàng hoá để hàng hoá được vận chuyển không mang các mầm bệnh độc hại, nguy hiểm vào thị trường tiêu thụ nước khác.
Giấy kiểm định thực vật còn là loại chứng từ xuất nhập khẩu để chứng minh rằng hàng hoá này đủ điều kiện để nhập khẩu.
Thủ tục hải quan hàng xuất khẩu
Khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa, chủ hàng cần chuẩn bị chứng tờ khai hải quan bao gồm:
- Booking note
- Invoice
- Packing list
Giấy phép xuất khẩu(nếu hàng cần giấy phép xuất khẩu).
Booking note là một hình thức ghi lại công việc đặt chỗ của hàng tàu cho một chuyến hàng. Khi các doanh nghiệp thuê tàu vận chuyển hàng hóa thì gọi là lưu khoang. Sau đó, chủ hàng và người đại diện hãng tàu sẽ làm việc với nhau để thiết lập một đơn lưu khoang nhằm giữ chỗ trên tàu.
Packing List hay còn được gọi là bảng kê/phiếu đóng gói/phiếu chi tiết hàng hóa là một trong những loại chứng từ không thể thiếu của bộ phận chứng từ trong xuất nhập khẩu. Trên packing list phải thể hiện rõ người bán đã bán ra những hàng hóa gì cho người mua, nhờ đó người mua có thể kiểm tra, đối chiếu lại để xem có giống với đơn hàng mình đã đặt hay không.
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 mẫu Packing List như sau:
- Detailed packing list: Là phiếu đóng gói chi tiết. Với dòng tiêu đề là “Detailed packing list” loại bảng kê này có nội dung rất chi tiết cho từng lô hàng hóa, người mua, người bán trực tiếp sẽ dùng loại này phổ biến.
- Neutrai packing list:Là phiếu đóng gói trung lập, trên packing list này không thể hiện ra tên người bán.
- Packing and Weight list: Là phiếu đóng gói packing list có kèm theo bảng kê trọng lượng.
Tác dụng của Packing List
Packing list có tác dụng như sau, khi nhìn vào tờ phiếu đóng gói, chúng ta sẽ có được các thông tin sau:
– Trong container chở hàng đó có số lượng hàng hóa bao nhiêu? Trọng lượng là bao nhiêu?
– Số kiện, số pallet ? Có bao nhiêu hàng hóa hay kiện nhỏ được đóng ở trong thùng, trong hộp lớn?
– Chúng ta dỡ hàng bằng tay (công nhân sẽ bốc trực tiếp, cần số lượng nhiều) hay sẽ dỡ hàng bằng xe nâng (cần số lượng ít người hơn)?.
Giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là giấy tờ được ban hành do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép những loại hàng hóa được đưa ra khỏi vùng lãnh thổ của nước đó. Các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa cần phải xin được giấy phép xuất khẩu mặt hàng này do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Giấy phép xuất khẩu phải được đi kèm với đơn xin Giấy phép nhập khẩu.
Hình 05: Hình ảnh giấy phép xuất khẩu gạo
Qua đó, để dễ dàng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty, doanh nghiệp cần nắm vữa được thủ tục hải quan cũng như thực hiện đúng nội dung của tờ khai hải quan.
Để được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Đại Dương Xanh theo cách thức sau:
Địa Chỉ: 399B Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 028.36367229
Fax: (028) 6296.6972